- (+84) 28 6681 0782
- info[@]nois.vn
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam và hướng đi giai đoạn hậu Covid-19
5/5
2019 - 2021 là giai đoạn nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng chịu nhiều biến chuyển sâu sắc bởi đại dịch Covid-19. Nhìn chung tình hình kinh tế nước ta phát triển chững lại; hàng hóa sản xuất giảm đáng kể, xuất khẩu thông thương giữa các vùng miền, quốc gia hạn chế. Tốc độ tăng trưởng sụt giảm đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần sớm tận dụng thời gian, định hình cho hướng đi tiếp theo cho doanh nghiệp giai đoạn hậu Covid-19. Chúng ta không phủ định những những cố gắng duy trì của doanh nghiệp nhằm giúp nền kinh tế vượt qua đại dịch. Thế nhưng để đưa kinh tế Việt Nam quay về thời điểm trước khi dịch bệnh bùng nổ, tiếp tục phát triển và vươn tầm thế giới thì đây là lúc doanh nghiệp cần tìm những lối đi mới, những giải pháp sản xuất mới nhằm tối ưu hóa công việc, cắt giảm những chi phí không cần thiết, tiết kiệm tối đa và đầu tư đúng chỗ.
Theo báo cáo đến từ Tổng cục thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2021 có đến 90,3 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 15,3% so với năm 2020. Trong khi đó, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới chỉ đạt con số 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với năm 2021. Theo đà biến chuyển như vậy, theo bạn trong 3 tháng cuối năm 2021 nền kinh tế Việt Nam lại có bao nhiêu doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường? Bài toán lớn đặt ra là “Phái làm như thế nào để doanh nghiệp của bạn không nằm trong những con số đó?”
Thay đổi giải pháp sản xuất chính xác là những gì chúng ta cần vào thời điểm này. Hậu Covid-19, tái định hình doanh nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số… là hình thức được nhiều đơn vị hướng tới. Tuy nhiên chuyển đổi như thế nào, số hóa ra sao để doanh nghiệp phát triển bền vững mới lần yếu tố quan trọng. Đừng vội vàng thay đổi khi chưa tìm hiểu rõ về số hóa, doanh nghiệp của bạn rất dễ rơi vào một “chiếc áo thùng thình” bất cứ lúc nào, lúc đó việc tìm ra hướng sẽ trở nên khó khăn hơn.
🛡 Giải pháp sản xuất tối ưu - Chuyển đổi số
89%
Vậy chuyển đổi số là gì mà nó lại được xem là “hướng đi mới” cho doanh nghiệp? Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền công nghiệp 4.0. Công nghiệp ứng dụng sâu rộng công nghệ kỹ thuật hiện đại. Trong khi các nước trên thế giới đã nắm bắt xu thế này và tiến hành chuyển đổi từ sớm thì tại Việt Nam số lượng doanh nghiệp, nhà máy thực hiện chuyển đổi số vẫn còn rất thấp. Đại dịch Covid-19 như một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta, hãy nhìn về thời điểm khi dịch mới bùng phát và làn sóng dịch cao trào lần thứ 4 để thấy rõ sự khác biệt. Ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, vào thời điểm cách ly toàn xã hội, tất cả mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… dường như dừng lại. Sau gần hai năm kể từ thời điểm đó, làn sóng dịch thứ 4 bắt đầu sau kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05 chỉ khiến chúng ta nao núng những ngày đầu. Ngay sau đó, chúng ta đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện hoàn cảnh bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào cuộc sống. Công nghệ, chuyển đổi số kéo gần hơn khoảng cách giữa con người với con người, ngành nghề với ngành nghề, sản xuất với tiêu thụ… Các lĩnh vực hiện đang áp dụng chuyển đổi số rất thành công có thể kể đến:
🌟 Bên cạnh y tế thực địa, hệ thống sử dụng phần mềm chăm sóc bệnh nhân F0 từ xa cũng được vận hành. Điển hình có thể kể tới Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành cùng phần mềm Callio và Gapowork…
🌟 Trong học tập, giáo dục và làm việc các nền tảng trực tuyến phát huy tối đa tiềm năng của mình như Zoom, GG Meet, M. Teams…
🌟 Trong sản xuất kinh tế; nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho quá trình vận hành tự động, đơn giản quy trình làm việc, chuyển đổi số, ứng dụng CNTT hiện đại…
🌟 Và còn nhiều lĩnh vực khác đang ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại như vận chuyển, giao thông, mua sắm trực tuyến, quảng bá văn hóa xã hội…
Tóm lại chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, các nền tảng điện toán đám mây, dữ liệu… vào mọi hoạt động sản xuất, quản lý của doanh nghiệp với mục đích cuối cùng đem lại hiệu quả sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận và tự động hóa. Đây chính xác là giải pháp sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp ở cả thời điểm hiện tại và xa hơn trong tương lai khi đại dịch Covid-19 không còn là thức thách của xã hội.
Bạn nắm bắt được những giải pháp sản xuất mới cũng như ý nghĩa của chuyển đổi số nhưng chưa tìm được đơn vị cung cấp dịch vụ thích hợp? Đừng lo, New Ocean Information System (NOIS) sẽ giúp bạn. NOIS hội tụ tất cả những điều kiện cần và đủ để có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng hòa nhập vào xu hướng tự động hóa, chuyển đổi số. Với tuổi nghề hơn 12 năm cùng đội ngũ nhân viên chất lượng, NOIS tự tin là đơn vị uy tín cung cấp:
🌟 Giải pháp phần mềm dựa trên nền tảng điện toán đám mây Azure.
🌟 Chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất
🌟 Dịch vụ gia công phần mềm Công nghệ thông tin.
Sử dụng nguồn tài nguyên chính là nền tảng điện toán đám mây Azure, New Ocean IS nhận được sự hỗ trợ hết mình từ đối tác Microsoft. Các giải pháp được NOIS xây dựng luôn đề cao tính thực tiễn và ứng dụng phù hợp cho mỗi doanh nghiệp. Trong rất nhiều những dự án đã thực hiện, Factory Smart Forms & Checklists là dự án với gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp nhiều quá trình, loại bỏ những giai đoạn không cần thiết, giải pháp sản xuất và quản lý tối ưu. Có thể nói với sứ mệnh mang chuyển đổi số đến gần hơn với các doanh nghiệp, Factory Smart Forms & Checklists là “đôi cánh” mạnh mẽ nhất với những tính năng ưu việt nhất.
🛡 How does Factory Smart Form & Checklist (FASF) convert numbers in production?
Chắc hẳn khi theo dõi bài viết đến đây, bạn đang thắc mắc về cách Factory Smart Forms & Checklists (FASF) đã thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất như thế nào đúng không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
🌟 Truyền thống | 🌟 Chuyển đổi số cùng FASF | |
🏅 Giai đoạn trước sản xuất | ☀️ Chuẩn bị kho bãi: địa điểm, quy mô, sức chứa kho bãi sẽ được kiểm tra và ghi vào các văn bản giấy tờ, sau đó nhập liệu lên file Excel. ☀️ Đầu vào nguyên liệu sản xuất: khối lượng, trọng lượng, thể tích… nguyên liệu đầu vào đều được lưu trữ bằng văn bản giấy tờ sau đó nhập liệu lên Excel. ☀️ Kiểm tra máy móc sản xuất: đối chiếu các văn bản giấy tờ giữa kỳ trước và kỳ sau, khó khăn trong việc nắm bắt thông số kỹ thuật của máy móc cũng như thời gian bảo dưỡng. | ☀️ Chuẩn bị kho bãi: mọi thông tin liên quan đến kho bãi đã được lưu trữ vào phần mềm FASF. Bạn chỉ cần mở phần mềm và đối chiếu các thông số. Nếu có gì đổi mới hãy tiến hành cập nhật thêm. ☀️ Đầu vào nguyên liệu sản xuất: chỉ bằng một vào thao tác đơn giản tất cả thông tin cần thiết đều nằm trong FASF. Quá trình kiểm tra và kiểm soát trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. ☀️ Kiểm tra máy móc sản xuất: Bạn chỉ cần sử dụng một thiết bị điện tử thông minh để quét mã QR đã được tích hợp trên máy móc sản xuất. Những thông tin cần thiết sẽ hiện ra ngay lập tức. |
🏅 Giai đoạn trong sản xuất | ☀️ Vấn đề downtime: downtime diễn ra bất ngờ, phải mất một khoản thời gian để nhân viên sửa chữa cũng như các cấp quản lý nắm được thông tin. ☀️ Năng suất của máy móc sản xuất: muốn biết được máy móc đang sản xuất đúng theo năng suất hay không, bạn cần phải tìm lại các thông số kỹ thuật của máy cũng như năng suất sản xuất trong những đợt chạy hành trước kia. | ☀️ Vấn đề downtime: khi downtime xảy ra, nhân viên sửa chữa và các cấp vận hàng ngay lập tức nhận được thông tin thông qua hệ thống Factory Smart Forms & Checklists (cụ thể ở đây là email). Trong thời gian chờ đợi nhân viên kỹ thuật, nhân viên vận hành có thể dựa vào thư viện lỗi đã được tích hợp trong FASF, ☀️ Năng suất của máy móc sản xuất: cũng giống như quá trình kiểm tra máy móc sản xuất, bạn chỉ cần quét mã QR và tất cả những thông tin cần thiết sẽ hiện ra. |
🏅 Giai đoạn sau sản xuất | ☀️ Hàng hóa xuất kho: số lượng, thông tin được ghi lại trên các biểu mẫu, form giấy sau đó đẩy lên lưu trữ trên file Excel. ☀️ Hàng hóa tồn dư, thất thoát: quá trình kiểm tra, kiểm đếm diễn ra thủ công. Đôi khi việc làm này không mang lại hiệu quả, số lượng hàng hóa tồn dư không biết là bao nhiêu cũng như không nắm bắt được số lượng sản phẩm thất thoát. | ☀️ Hàng hóa xuất kho: ngay từ giai đoạn sản xuất, kết quả của quá trình sản xuất đã được lưu trữ trên FASF. Sau khi tiến hành xuất kho hàng hóa, các thông số mới nhất cũng sẽ nhanh chóng được cập nhật lên hệ thống. ☀️ Hàng hóa tồn dư, thất thoát: như đã nói ở trên, các thông số hàng hóa được lưu trữ song song với từng giai đoạn. Bạn chỉ cần kiểm tra để biết được hàng hóa đang tồn bao nhiêu trong kho và có thất thoát hay không. |
🛡 Kết
Giải pháp sản xuất đến từ New Ocean Information System đã mang đến cho doanh nghiệp một không gian chuyển đổi số chuyên nghiệp và hoàn hảo. Nhìn vào features that Factory Smart Forms & Checklists has been doing, it can be seen that this is an optimal cost-effective solution package, integrating many tasks into one software to create a unified workflow. This benefits both the production process and the leader’s progress tracking.