5/5

CHỈ SỐ OEE TRONG SẢN XUẤT

Chỉ số OEE trong sản xuất là khái niệm quan trọng mà doanh nghiệp cần "biết" và "hiểu" nếu muốn công tác vận hành nhà máy diễn ra đúng theo kế hoạch cũng như đạt hiệu quả hoạt động vượt trội trong tương lai. Chỉ số OEE trong sản xuất được phát triển nằm trong Hệ thống Bảo trì năng suất toàn diện. Cụ thể, chỉ số OEE có tên gọi đầy đủ là Overall Equipment Effectiveness mang nghĩa "hiệu suất tổng thể thiết bị". Khái niệm này được nghiên cứu và phát triển bởi chuyên gia nổi tiếng người Nhật Bản Seiichi Nakajima - "cha đẻ" của Hệ thống Bảo trì năng suất toàn diện (Total Productive Maintenance). Hãy chú ý vào 3 chữ cái O, E và E để hiểu được ý nghĩa cụ thể của chỉ số này. OEE là kết quả từ sự đo lường hiệu quả hoạt động (Effectiveness) của một thiết bị xác định (Equipment) một cách tổng thể (Overall) dựa trên 3 tiêu chí là thời gian, chất lượng và tốc độ vận hành. Kết quả chỉ số biểu thị dưới dạng % cho biết mức độ hiệu quả của từng máy móc. Mức độ kết quả % khác nhau sẽ biểu thị những tình trạng khác nhau mà máy móc đang gặp phải Hệ thống bảo trì năng suất toàn diện. Hãy chú ý đến 3 chữ cái O, E, E để hiểu ý nghĩa cụ thể của chỉ số này. OEE là kết quả đo lường hiệu suất (Effectiveness) của toàn bộ thiết bị (Equipment) được chỉ định (Overall) dựa trên 3 tiêu chí: thời gian, chất lượng và tốc độ vận hành. Kết quả chỉ số được biểu thị bằng % cho biết mức độ hiệu quả của từng máy. Các mức % kết quả khác nhau sẽ cho biết các điều kiện khác nhau của máy. Như vậy, với kết quả chỉ số 100%, máy móc đạt hiệu suất "vàng": không có thời gian chết, hoạt động sản xuất nhanh chóng, tốc độ và sản phẩm chuẩn chất lượng. Chỉ số này giúp nhà quản trị nhìn nhận các vấn đề, nguy cơ và thách thức mà nhà máy đang phải đối mặt trong sản xuất đồng thời cũng làm "xuất hiện" các tiềm năng tạo cơ hội cải tiến và phát triển.

CHỈ SỐ OEE ĐỂ LÀM GÌ

Chỉ số OEE để làm gì hay dễ hiểu hơn, chỉ số OEE mang lại những lợi ích gì cho nhà máy và doanh nghiệp của bạn? Lợi ích lớn nhất mà OEE mang lại phải kể đến việc chỉ số này giúp nhà quản trị phát hiện ra những nguyên nhân gây tổn thất hiệu suất hoạt động của máy móc, từ đó áp dụng các giải pháp thích hợp để làm giảm hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ảnh hưởng. Trả lời cho câu hỏi chỉ số OEE để làm gì có 5 lợi ích chính mà bạn cần quan tâm.

lợi ích chỉ số OEE mang lại. nois.vn
lợi ích chỉ số OEE mang lại. nois.vn

Lợi ích đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất

Việc xác định được hiệu suất làm việc của máy móc giúp doanh nghiệp dễ dàng quyết định nên tiếp tục sử dụng máy móc hoạt động trong dây chuyền, tiến hành bảo trì hoặc thay mới. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất. Đầu tư đúng chỗ, sửa chữa đúng nơi luôn là tiêu chí được đề cao trong công tác quản lý nhà máy. Chỉ số OEE sẽ giúp công tác này diễn ra hiệu quả và chính xác nhất.

Hạn chế chi phí máy móc phát sinh

Máy móc hư hỏng, downtime ngay khi quá trình sản xuất đang diễn ra là điều không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng này vẫn xảy ra khá nhiều bởi công tác đo lường, kiểm tra, bảo trì máy móc trước đó diễn ra không thực sự mang lại hiệu quả. Hậu quả dẫn đến mất thời gian, công sức và tốn kém tiền bạc sửa chữa hoặc thay mới trong khi doanh nghiệp chứ có kế hoạch cụ thể. Đo lường chính xác chỉ số OEE giúp đưa ra những dự báo hạn chế chi phí máy móc phát sinh.

Tối ưu năng suất hoạt động của nhân viên

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, yếu tố con người trong sản xuất được máy móc, tự động hóa khá nhiều. Tuy nhiên những vị trí, vai trò quan trọng vẫn do con người làm chủ. Điều khiển một hệ thống sản xuất lớn, có thể từ vài chục máy đến vài nghìn máy, yêu cầu nhân viên phải có cái nhìn bao quát, khả năng phát đoán nhanh và kỹ năng giải quyết vấn đề kịp thời. Nghiên cứu và nắm rõ được chỉ số OEE, nhân viên nhà máy cũng như nhà quản trị sẽ luôn nắm thế chủ động và dễ dàng làm chủ tình tình. Có thể thấy năng suất hoạt động của nhân viên sẽ được tối ưu một cách hiệu quả nhất.

Dễ dàng trong công tác báo cáo hiệu suất

Các báo cáo hiệu suất phải luôn được cập nhật kịp thời, nhanh chóng và đúng thời điểm. Yêu cầu về "thông số thực" được đặt lên hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phán đoán và ra đưa ra quyết định của nhà lãnh đạo. Kết quả chỉ số giúp quá trình thực hiện các Báo cáo hiệu suất diễn ra hiệu thuận lợi.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhà máy là trái tim của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải hiểu rõ trái tim của mình "muốn" gì và đang gặp phải vấn đề gì thì mới có thể tạo ra một trái tim khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Chỉ số chính là chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp khám phá trái tim của mình, đi đầu xu hướng, dẫn đâu xu thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

CÁCH TÍNH CHỈ SỐ OEE

Tính chỉ số OEE theo AQP

Với cách tính chỉ số OEE theo AQP, bạn sẽ cần xác định trước 3 thông tin:

A (Availability - Mức độ hữu dụng): Thành phần đo lường sự tổn thất thời gian vận hành dựa trên việc so sánh thời gian vận hành thực tế (thời gian thực máy hoạt động tạo ra sản phẩm) và thời gian vận hành tiềm năng (thời gian máy chạy theo kế hoạch)

Q (Quality - Chất lượng): Thành phần đo lường sự tổn thất chất lượng sản phẩm dựa trên việc so sánh tổng sản phẩm đạt chất lượng (đáp ứng được các tiêu chuẩn chung và yêu cầu cụ thể của khách hàng) và tổng sản phẩm được sản xuất ra trong suốt quá trình.

P (Performance - Hiệu suất): Thành phần đo lường sự tổn thất tốc độ vận hành dựa trên việc so sánh giữa lượng sản phẩm sản xuất thực tế và lượng sản phẩm có thể sản xuất theo thiết kế trong cùng một khoảng thời gian xác định.

cách tính chỉ số OEE. nois.vn
cách tính chỉ số OEE. nois.vn

Lúc này, chỉ số OEE được tính như sau:

OEE = A x Q x P. Trong đó:

A (Availability) = (Thời gian vận hành thực tế/ thời gian vận hành tiềm năng) * 100% = (Thời gian vận hành lý thuyết - Thời gian dừng máy)/ Thời gian vận hành lý thuyết = Thời gian chạy máy/ Thời gian vận hành lý thuyết

Q (Quality) = (Tổng sản phẩm đạt chất lượng/ Tổng sản phẩm sản xuất) 100% = Tổng sản phẩm đạt chất lượng/ (Số lượng thành phẩm đạt chất lượng + Số lượng hàng NG)

P (Performance) = (Tổng sản phẩm sản xuất/ (Thời gian chạy máy thực tế * Công suất thiết kế)) * 100% = (Số lượng sản phẩm * Cycletime)/ (Thời gian vận hành lý thuyết - Thời gian dừng máy)

Tính chỉ số OEE theo Effectiveness

So với cách tính chỉ số OEE theo AQP, tính chỉ số OEE theo Effcetiveness (Hiệu suất) sẽ đơn giản hơn. Bạn cần xác định đúng các thành phần để thay vào công thức.

OEE = ((Tổng sản phẩm đạt chất lượng * Thời gian chu kỳ lý tưởng 1 sản phẩm)/ (Thời gian vận hành tiềm năng * Công suất thiết kế)) * 100% = (Số lượng tốt * Thời gian chu kỳ lý tưởng)/ Thời gian sản xuất theo kế hoạch

Cách tính chỉ số OEE theo Effectivenesss tuy đơn giản hơn cách tính OEE theo AQP nhưng lại không thể hiện được mức độ hữu dụng và chất lượng sản phẩm. Do vậy tùy theo mục đích nghiên cứu cũng như quy mô nhà máy, người dùng nên lựa chọn cách tính phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Ý nghĩa số liệu

Để việc sử dụng công thức tính toán đạt hiệu quả tối ưu, người dùng cần nắm được ý nghĩa và cách đọc 3 chỉ số A, Q và P. Ví dụ:

A = 90%: Mức độ hữu dụng đạt 90% nghĩa là doanh nghiệp đã tận dụng được 90% nguồn lực về thời gian, 10% còn lại là thời gian chết so với tiềm năng vận hành đã được dự đoán trước.

Q = 95%: Người dùng có thể hiểu chỉ số về Quality theo hai hướng. Cứ 100h sản xuất sẽ có 5h bị lãng phí bởi các lý do về vấn đề chất lượng. Hoặc cứ 100 sản phẩm được sản xuất ra sẽ có 95 sản phẩm đạt chuẩn và 5 sản phẩm không đạt chất lượng.

P = 90%: Giá trị này cho thấy công suất sản xuất thực tế chỉ đạt 90% so với công suất được thiết kế. Thực hiện phép toán tương đương, P = 90% còn có nghĩa là xét về mặt thời gian hoạt động, máy móc hoạt động kém mục tiêu đặt ra là 10%.

Về cơ bản, khi kết quả OEE là 100% (Perfect) thì máy móc đạt hiệu suất "hoàn hảo": không có thời gian chết, hoạt động sản xuất nhanh chóng, tốc độ và sản phẩm chuẩn chất lượng. Tương tự, người dùng dự đoán được tình trạng của máy móc khi chỉ số OEE đạt các giá trị tiêu biểu sau:

OEE = 85% (World Class): Compared to the 100% mark, 85% is also an “ideal” result that many businesses and factories aim for in their long-term goals.

OEE = 60% (Typical): There are some problems in the factory’s performance that require businesses to quickly find out and fix them to achieve better performance in the future.

OEE = 40% (Low): Đây là kết quả cảnh báo tình trạng sản xuất của doanh nghiệp đang gặp những vấn đề nghiêm trọng, cần phải tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục ngay lập tức nếu không muốn tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tồi tệ hơn.

CÁCH CẢI THIỆN OEE - NEW OCEAN IS

Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chỉ số OEE

Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chỉ số OEE, từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động của nhà máy ảnh hưởng chung đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến:

Khởi động và tắt máy: Quá trình bắt đầu khởi động đến khi máy móc hoạt động ổn định và quá trình từ khi tắt máy đến khi dừng hẳn dễ dàng gây thất thoát về tốc độ và sản lượng.

Cài đặt và điều chỉnh: Các tác vụ cài đặt và điều chỉnh dẫn đến những thất thoát liên quan về hoạt động cài đặt, điều chỉnh hoạt động sản xuất.

Thay thế phụ tùng, thiết bị: Theo thời gian hoạt động sản xuất; các phụ tùng, thiết bị của máy móc sẽ bị hao mòn. Lúc này cần tiến hành thay thế để đảm bảo quá trình sản xuất tiếp tục diễn ra, tuy nhiên đây cũng là lúc xảy ra thất thoát.

Dừng máy do hư hỏng: Thất thoát về chức năng máy dùng hoạt động hoặc chức năng máy xuống cấp.

Thất thoát về tốc độ: Thất thoát này xuất hiện khi máy chạy không hết công suất theo thiết kế.

Phế phẩm và sản xuất lại: Những sản phẩm lỗi, hư hỏng, không sử dụng được sẽ gây thất thoát về thời gian cũng như chi phí cho quá trình chỉnh sửa, làm lại sản phẩm đó.

Gián đoạn và không chạy tải: Thất thoát sẽ xảy ra khi đang trong quá trình sản xuất nhưng máy móc gặp phải sự cố, dừng đột ngột không xác định thời gian hoặc máy phải chạy không tải.

Dừng máy có kế hoạch: Các yếu tố khách quan như cúp điện lực, dừng máy để PM... là điều không thể tránh khỏi. Những thất thoát này chủ yếu làm giảm thời gian sản xuất từ đó làm giảm sản lượng sản xuất của máy móc.

Cách cải thiện OEE

Có nhiều cách cải thiện OEE , tuy nhiên để nhà máy đạt được hiệu suất cải thiện tốt nhất, doanh nghiệp nên cân nhắc đến các yếu tố vật chất, cơ sở hạ tầng, yếu tố con người phù hợp. Dưới đây là 7 cách cải thiện OEE phổ biến nhất, được cân nhắc đưa ra dựa trên điều kiện doanh nghiệp cũng như sự phát triển khách quan của công nghệ kỹ thuật hiện đại.

Thứ tự ưu tiên

Khi tiến hành đo lường chỉ số OEE, hãy sắp xếp máy móc, thiết bị trong nhà máy theo thứ tự ưu tiên. Những máy móc quan trọng, có giá trị và ý nghĩa sản xuất cao cần được tập trung tính toán chỉ số OEE trước và đưa ra các giải pháp cải thiện nhanh chóng nếu xảy ra vấn đề. Mang tính đặc thù, những loại máy móc ưu tiên sẽ gây ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất nếu xảy ra vấn đề, vì thế việc xác định ngay từ đầu và đưa ra thứ tự ưu tiên sẽ giảm bớt chi phí sửa chữa, nâng cao thời gian sản xuất và số lượng sản phẩm.

Biết và hiểu các thành phần OEE

The OEE index is made up of 3 main components: Availability – Usability, Quality – Quality, and Performance – Performance. You need to know which parameters are increasing, which parameters show signs of decreasing, the reasons for the increase or decrease, and the positive or negative effects to provide appropriate adjustment solutions.

Lựa chọn cách tính và công thức tính chỉ số OEE phù hợp với doanh nghiệp

Bạn có thể tìm ra chỉ số OEE dựa vào AQP hoặc Effectiveness. Vấn đề của nhân viên thực hiện là phải lựa chọn được cách tính và công thức tính phù hợp với môi trường sản xuất của nhà máy. Đồng thời căn cứ vào mục đích giá trị mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng việc phát triển các thông số sẽ có giá trị riêng.

Kết nối OEE với Hệ thống quản lý hiện đại

Số lượng máy móc và nhân lực trong doanh nghiệp có thể lên đến đơn vị hàng trăm, hàng nghìn. Việc quản lý thủ công là hoàn toàn bất cập và không mang lại hiệu quả cao. Công tác quản lý cần ứng dụng sử dụng hệ thống quản lý hiện đại kết nối cùng OEE để cho ra hiệu suất sản xuất tốt nhất.

Ứng dụng IIOT (Industrial Internet of Thing)

Internet of Things (IoT) là tập hợp các công nghệ hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế giới, người dùng có thể cải thiện đánh giá OEE của doanh nghiệp bằng sự thay đổi tích cực hiệu suất của họ với sự thông qua thiết bị đo đạc và phân tích. Các giải pháp IOT giúp cải thiện các giá trị OEE theo nhiều cách.

Phân tích quá trình lịch sử và dữ liệu hiệu suất để tối ưu hóa việc lập quy hoạch bảo trì, lịch biểu và tài nguyên

Nhận cảnh báo sớm về sự xuống cấp của máy, với bảo trì dự đoán để tránh thời gian ngừng hoạt động

Mục tiêu dẫn đến chi phí bảo trì thấy rõ ràng hơn, vật liệu, nguồn cung cấp giảm và có sẵn các thiết bị lớn hơn

Chất lượng dây chuyền sản xuất sẽ được theo dõi cẩn thận. Nó sẽ giúp bạn theo dõi các thông số quá trình, tìm ra hiệu chuẩn, nhiệt độ, tốc độ và thời gian sản xuất của máy.

Nó sẽ giúp trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Các ngành công nghiệp có thể so sánh các kết quả trước đó với những kết quả mới. Nó sẽ giúp họ quyết định cách họ có thể làm việc theo lịch trình tương lai của họ.

Thực hiện bảo trì định kỳ

Thực hiện bảo trì định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện những lỗi cơ bản cũng như những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ cao. Từ đó đưa ra kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới thích hợp, hạn chế những chi phí phát sinh không đáng có khi dây chuyền sản xuất đang hoạt động.

Xây dựng môi trường làm việc tiêu chuẩn

Xây dựng môi trường làm việc tiêu chuẩn; từ máy móc, cơ sở hạ tầng đến nhân viên đạt điều kiện sẽ tạo được môi trường làm việc hiệu quả nhất. Các chỉ số thành phần di chuyển về mốc tiêu chuẩn, tạo tiền đề cải thiện chỉ số OEE.

FACTORY SMART FORMS & CHECKLISTS VÀ NHỮNG NỖ LỰC CẢI THIỆN CHỈ SỐ OEE

Factory Smart Forms & Checklists là gói giải pháp được New Ocean Information nghiên cứu phát triển phù hợp riêng với từng doanh nghiệp. Luôn cập nhật những xu hướng mới, nhận thấy tiềm năng to lớn của chỉ số OEE, FASF cùng NOIS đã nỗ lực không ngừng để cải thiện chỉ số OEE trong sản phẩm của mình. Cụ thể:

FASF thay thế biểu mẫu giấy thu thập dữ liệu tính toán OEE ngay trên dây chuyền sản xuất với thông số "thực"

Tích hợp, thay thế biểu mẫu, checklist bảo trì máy móc thiết bị

Hỗ trợ, thay thế biểu mẫu, checklists trong việc tuân thủ EHS (Environmental, Health, Safety) và tiêu chuẩn ISO

Báo cáo, quản lý, theo dõi xử lý sự cố trong nhà máy

FASF hỗ trợ báo cáo kịp lúc và đưa ra các quyết định kịp thời, tránh các vấn đề downtime hoặc các sai sót bởi con người.

Factory Smart Forms & Checklists đã cải thiện chỉ số OEE như thế nào. nois.vn
Factory Smart Forms & Checklists đã cải thiện chỉ số OEE như thế nào. nois.vn

Không chỉ "bóc tách" những vấn đề kỹ thuật nhà máy đang gặp phải, nếu biết cách khai thác đa chiều chỉ số OEE, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được nhiều giá trị hơn mong đợi. Hiệu suất của máy móc nói riêng và toàn nhà máy nói chung thể hiện qua ba khía cạnh chính là thời gian hoạt động, chất lượng sản phẩm và tốc độ vận hành. Làm thế nào để rút ngắn thời gian sản xuất, cải thiện tốc độ vận hành máy nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm? Hãy giải bài toán về chỉ số OEE cùng New Ocean Information System để tìm ra đáp án bạn nhé!

  • Lợi ích đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất
  • Hạn chế chi phí máy móc phát sinh
  • Tối ưu năng suất hoạt động của nhân viên
  • Dễ dàng trong công tác báo cáo hiệu suất
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Thứ tự ưu tiên
  • Biết và hiểu các thành phần OEE
  • Lựa chọn cách tính và công thức tính chỉ số OEE phù hợp với doanh nghiệp
  • Kết nối OEE với Hệ thống quản lý hiện đại
  • Ứng dụng IIOT (Industrial Internet of Thing)
  • Thực hiện bảo trì định kỳ
  • Xây dựng môi trường làm việc tiêu chuẩn