Quy mô nhà máy, cơ sở vật chất, yếu tố con người, hình thức quản lý, cách thức vận hành, tài nguyên công nghệ... là những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp phát triển và tiến xa hơn trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cách mạng 4.0 cùng sự nghiên cứ phát triển cho ra đời vô số những kỹ thuật công nghệ mới đã thúc đẩy quá trình "số hóa" nói chung và số hóa nhà máy nói riêng diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Không khó để nhận thấy sự thay đổi cách thức làm việc từ truyền thống sang hiện đại, từ sức người sang máy móc và từ thủ công sang tự động hóa. Doanh nghiệp cùng nhà máy của bạn đã, đang và sẽ ở đâu trên chặng đường thay đổi này? Cùng bài viết TOP 5 CHECKLISTS SỐ HÓA NHÀ MÁY PHỔ BIẾN NHẤT như Maintenance Checklists, Safety Checklist và nhiều loại checklists khác tìm ra hướng đi mang tính thời đại cho doanh nghiệp trong tương lai nhé! 

TOP 5 CHECKLISTS SỐ HÓA NHÀ MÁY PHỔ BIẾN NHẤT
TOP 5 CHECKLISTS SỐ HÓA NHÀ MÁY PHỔ BIẾN NHẤT

CHECKLISTS BẢO TRÌ

Maintenance Checklist là gì?

Maintenance Checklist. Souce: nois.vn
Maintenance Checklist. Souce: nois.vn

Máy móc luôn là trái tim của nhà máy, dù doanh nghiệp của bạn lựa chọn hoạt động theo phương thức thức truyền thống hay hiện đại thì vấn đề bảo trì máy móc vẫn luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên checklists bảo trì theo hình thức thủ công tồn tại nhiều hạn chế, không thể bao quát hết tình hình máy móc trong nhà máy đồng thời xuất hiện vấn đề "chậm thông số". Đây là lúc chúng ta nên lựa chọn một cách thức làm việc mới - Maintenance Checklist, checklists điện tử với đầy đủ tính năng hiện đại. Maintenance Checklist hay còn được gọi là Checklists bảo trì cho phép người dùng sử dụng các thiết bị điện tử thông minh, tiến hành đăng nhập và quét mã máy móc. Tất cả các thông số kỹ thuật và vấn đề liên qua đến bảo trì, sửa chữa của máy móc sẽ được thể hiện rõ ràng và chính xác nhất trên màn hình hiển thị. Đặc biệt, đây đều là những thông số thực cập nhật tại thời điểm đó.

Đối tượng sử dụng

Đối tượng tiếp xúc và sử dụng Maintenance Checklist nhiều nhất phải kể đến các Nhân viên Bảo trì máy móc. Vì tính chất đặc thù của công việc, nhân viên bảo trì máy móc sử dụng loại checklists này trong đa số tình huống. Các cấp quản lý cũng sử dụng Maintenance Checklist nhằm mục đích theo sát tình hình vận hành của máy móc từ đó đánh giá năng suất hoạt động hoặc các vấn đề thay mới thiết bị, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. 

Maintenance Checklist. Souce: nois.vn
Maintenance Checklist. Souce: nois.vn

Cách thức vận hành

Maintenance Checklist. Souce: nois.vn
Maintenance Checklist. Souce: nois.vn

Maintenance Checklist được lập trình vận hành song song với các mã QR cố định trên máy móc. Người dùng có thể sử dụng điện thoại, laptop, máy tính hoặc bất kỳ thiết bị điện tử thông minh để đăng nhập vào checklists. Mỗi máy móc tại nhà máy sẽ được dán một mã QR riêng và bạn chỉ cần quét mã QR này, các thông số sẽ ngay lập tức hiển thị trên màn hình. Dữ liệu hiển thị sẽ bao gồm các thông số cố định và các thông số thay đổi. Thông số cố định cho phép người dùng biết được trạng thái "đầu vào" của máy, công suất hoạt động, tuổi thọ... Thông số thay đổi được cập nhật liên tục nhằm giúp nhân viên bảo trì nắm bắt nhanh chóng và chính xác nhất tình trạng hiện tại của máy móc. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc máy móc có thể tiếp tục hoạt động trong dây chuyền sản xuất hay không. Bạn cũng có thể dựa vào kết quả checklists để xác định năng suất tối đa mà máy có thể đạt được trong đợt sản xuất tiếp theo. Một tính năng tuyệt vời khác mà người dùng không thể bỏ lỡ khi sử dụng Maintenance Checklist đó là cảnh báo tình trạng down-time của máy móc, đưa ra các đề xuất thời gian nhằm tiến hành bảo trì, bảo dưỡng máy đúng lúc, nhanh chóng và kịp thời. Hoạt động với tần xuất lớn và liên tục trong môi trường làm việc nhà máy, tình trạng down-time cũng vì thế mà có thể diễn ra nhiều hơn, lúc này máy móc cũng cần được "nghỉ ngơi" và bảo dưỡng. Maintenance Checklist giúp nhân viên bảo trì xác định chính xác nguyên nhân và thời điểm down-time đồng thời cung cấp tài nguyên "thư viên sửa chữa". 

CHECKLISTS AN TOÀN

Safety Checklist là gì?

Safety Checklist hay còn gọi là Checklists an toàn. Trong môi trường làm việc tại nhà máy, loại checklists này được sử dụng để đánh giá chất lượng an toàn của máy móc. Máy móc cần được đạt được các thông số tiêu chuẩn để có thể tiếp tục vận hành trong dây chuyền. Nếu không đạt chuẩn, dựa vào kết quả thể hiện trên Safety Checklist , máy móc sẽ được đem đi bảo trì và tiếp tục đưa vào sử dụng hoặc loại khỏi dây chuyền sản xuất. Các tiêu chuẩn an toàn luôn được cập nhật theo quy định mới nhất cũng như đảm bảo chính xác thời điểm kiểm tra máy. Ở mức độ rộng hơn, checklists này còn "phụ trách" kiểm tra tất cả các yếu tố an toàn nhằm đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho tất cả nhân viên của doanh nghiệp. Điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị làm việc, thiết bị bảo hộ, chất lượng không khí... luôn được liệt kê đầy đủ trong checklists. Nhờ có Safety Checklist môi trường làm việc an toàn của doanh nghiệp luôn được đảm bảo.   

Safety Checklist. Souce: nois.vn
Safety Checklist. Souce: nois.vn

Đối tượng sử dụng

Safety Checklist. Souce: nois.vn
Safety Checklist. Souce: nois.vn

Safety Checklist là công cụ làm việc không thể thiếu của các Nhân viên An toàn. Tùy thuộc vào nguồn nhân lực và phân công vị trí tại mỗi nhà máy, nhân viên an toàn sẽ phụ trách kiểm định chất lượng an toàn của máy móc nói riêng và điều kiện an toàn lao động nói chung cho tất cả công nhân, nhân viên tại doanh nghiệp. Bên cạnh nhân viên an toàn, các nhân viên bảo trì cũng có thể sử dụng Safety Checklist để đánh giá máy móc có đủ điều kiện đưa vào dây chuyền tiếp tục sản xuất hay không.  

Cách thức vận hành

Tương tự như Checklist bảo trì, Safety Checklist được sử dụng trên nền tảng các thiết bị điện tử thông minh, có thể kết hợp các mã QR dán trên máy móc nếu kiểm tra độ an toàn trong khu vực nhà máy. Sau khi cập nhật các thông số mới nhất của máy móc, Checklists an toàn sẽ tiến hành đối chiếu những thông số hiện tại với các thông số tiêu chuẩn được đặt ra trước đó nhằm xác định xem máy móc có đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động hay không. Các cảnh báo an toàn sẽ được đưa ra ngay lập tức nếu máy móc gặp phải vấn đề không đạt chuẩn. Một máy móc không đạt chuẩn nếu được đưa vào dây chuyền sản xuất tiếp tục hoạt động sẽ gây nguy hiểm trực tiếp đến công nhân, làm chậm trễ thời gian sản xuất đồng thời gây tổn thất về con người cũng như tài chính cho doanh nghiệp. Các cảnh báo an toàn cho người dùng biết được máy móc đang gặp phải vấn đề gì và hướng sửa chữa ra sao. Khi ứng dụng Safety Checklist để kiểm tra toàn bộ yếu tố an toàn cho toàn bộ cho doanh nghiệp, các tiêu chí an toàn sẽ được liệt kê đầy đủ và cụ thể hơn. Theo từng mức độ và tính chất tiêu chuẩn đánh giá, nhân viên an toàn có thể xác định chính xác các vấn đề an toàn mà doanh nghiệp đang gặp phải hoặc những điều doanh nghiệp đã và đang duy trì tốt. Môi trường làm việc an toàn góp phần nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên từ đó nâng cao năng suất sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Đầu tư cho các vấn đề an toàn không bao giờ là "thừa" và "muộn". Doanh nghiệp hãy hành động ngay từ hôm nay! 

Safety Checklist. Souce: nois.vn
Safety Checklist. Souce: nois.vn

CHECKLISTS MÔI TRƯỜNG

Enviromental Checklist là gì?

Environmental Checklist. Souce: nois.vn
Environmental Checklist. Souce: nois.vn

Enviromental Checklist không phải là loại checklists quá xa lạ đối với nhà máy, tuy nhiên không thực sự có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến checklists này. Tình hình thực tế cho thấy môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm bởi nguyên nhân chủ yếu đến từ con người. Thực trạng đó đã "rung" lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề thải phẩm công nghiệp ra môi trường. Kinh doanh phải đi đôi với bảo vệ môi trường, đây là lúc doanh nghiệp của bạn nên đầu tư kỹ lưỡng vào Enviromental Checklist. Rác thải đảm bảo qua xử lý, không tồn tại lâu trong môi trường đất gây ô nhiễm nguồn đất. Khí thải phải đạt được nồng độ thải ra môi trường cho phép, không được gây ô nhiễm khu dân cư. Nước thải ra sông bắt buộc phải xử lý sạch để không làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại đến sinh vật môi trường nước và rất nhiều vấn đề khác nữa. Enviromental Checklist bao quát tất cả các tiêu chí xét duyệt và lập tức phát cảnh báo đến nhà quản lý khi thải phẩm chưa đạt chuẩn. 

Đối tượng sử dụng

Eviromental Checklist là loại checklists "bắt buộc" nếu doanh nghiệp không muốn nhà máy của mình gặp phải những vấn đề liên quan đến pháp luật trong công tác "đưa" thải phẩm công nghiệp ra môi trường. Bất kỳ ngành nghề sản xuất nào; rác thải, khí thải, chất thải và các thải phẩm công nghiệp muốn đưa ra môi trường tự nhiên đều phải qua xử lý và đạt những tiêu chuẩn nhất định. Lúc này Nhân viên Môi trường sẽ sử dụng Eviromental Checklist để đánh giá tình trạng và mức độ đạt chuẩn của thải phẩm công nghiệp trước khi đưa ra môi trường. 

Environmental Checklist. Souce: nois.vn
Environmental Checklist. Souce: nois.vn

Cách thức vận hành

Environmental Checklist. Souce: nois.vn
Environmental Checklist. Souce: nois.vn

Dù nhà máy và doanh nghiệp tiến hành xử lý thải phẩm công nghiệp theo hình thức nào đi chăng nữa thì chắc chắn những thải phẩm này cũng sẽ bị "đẩy ra" môi trường tự nhiên. Trước khi đưa ra môi trường tự nhiên, thải phẩm công nghiệp bắt buộc phải trải qua xử lý nhằm "giảm xuống" các thông số gây ô nhiễm mỗi trường và "đạt chuẩn" không gây hại đối với hệ sinh thái tự nhiên. Thải phẩm công nghiệp đưa ra môi trường có thể dưới dạng rác thải, khí thải, nước thải và nhiều hình thức khác. Với mỗi hình thức sẽ có cách xử lý khác nhau nhưng tất cả đều phải đảm bảo đạt yêu cầu quy định. Enviromental Checklist sẽ cập nhật chính xác nhất tình trạng xử lý thải phẩm. Ngay từ khi bắt đầu quy trình sản xuất, các thông số thải phẩm nhanh chóng được Enviromental Checklist ghi nhận, hình thức xử lý cũng được cập nhật. Số lượng, khối lượng thải phẩm đưa vào xử lý; số lượng, khối lượng "chất xử lý"; tình tạng xử lý và kết quả xử lý đều được cập nhật liên tục với độ chính xác và bảo mật cao nhất. Ngoài nhân viên môi trường, những thông số này sẽ được kiểm tra trực tiếp bởi các cấp quản lý, cảnh báo an toàn sẽ được đưa ra ngay lập tức nếu thải phẩm chưa đạt chuẩn nhưng quá trình xử lý đã kết thúc. 

CHECKLISTS XUẤT NHẬP KHẨU

Import and Export Checklist là gì?

Import and Export Checklist là checklists xuất nhập khẩu phổ biến. Đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ và chính xác. Tùy theo quy mô của nhà máy và doanh nghiệp, "độ lớn" checklists sẽ bao quát được toàn cảnh các giai đoạn tạo ra sản phẩm. Số lượng, khối lượng nguyên vật liệu nhập vào; số lượng, khối lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất; lượng hàng hóa sản xuất tương ứng được nhập kho; số lượng, khối lượng nguyên vật liệu còn dư; số lượng hàng hóa bán đi, số lượng hàng hóa hoàn về và rất nhiều thông số khác sẽ được Import and Export Checklist ghi nhận lại. Từ đó hỗ trợ quá trình sao kê, làm báo cáo, cân đối kế toán và nhiều tác vụ liên quan khác.  

Import and Export Checklist
Import and Export Checklist

Đối tượng sử dụng

Import and Export Checklist
Import and Export Checklist

Import and Export Checklist được các Nhân viên Xuất nhập khẩu sử dụng xuyên suốt trong các giai đoạn làm việc. Bắt đầu từ khâu nhập nguyên liệu vào kho, xuất nguyên liệu vào nhà máy tiến hành sản xuất, nhập thành phẩm về kho hàng và cuối cùng là xuất các kiện hàng cho đối tác (trong một số trường hợp vấn đề hàng bị hoàn về cũng sẽ được Import and Export Checklists ghi lại đầy đủ). Đây là quá trình quan trọng, quyết định trực tiếp sự thành công hay thất bại của một "lô sản xuất". Những vấn đề nguyên vật liệu, hàng hóa nhập xuất kho cần được kiểm soát kỹ lưỡng bởi nhân viên xuất nhập khẩu nhằm hạn chế tối đa nguy cơ thất thoát cho doanh nghiệp. 

Cách thức vận hành

Import and Export Checklist vận hành với nhiều mục riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo tính thông nhất và bao quát cho toàn hệ thống. Sau khi tiến hành đăng nhập thành công, bạn có thể mở từng nội dung công việc và tiến hành nhập liệu. Với mỗi nội dung nhập - xuất sẽ có các "mục con". Số lượng, khối lượng nguyên vật liệu vào kho nguyên vật liệu, nhập hàng hóa sản xuất xong vào kho hàng hóa hoặc nhập hàng hóa bị hoàn về kho từ đối tác. Tương tự đối với công tác xuất nguyên vật liệu và hàng hóa cũng như vậy. Trong quá trình làm việc, nếu có sự chênh lệch, thâm hụt giữa đầu vào và đầu ra, cảnh báo sẽ ngay lập tức được phát đi. Việc truy xuất nguồn gốc, nguyên nhân thâm hụt cũng trở nên dễ dàng hơn, nhìn vào bảng kết quả số liệu trên checklists, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ tìm được giai đoạn diễn ra thiếu hụt và nguyên nhân thiếu hụt. Công tác này cũng trực tiếp liên quan đến các vấn đề nhân sự làm việc thiếu minh bạch, không trung thực, từ đó giúp nhà quản lý đưa ra chiến lược quản lý tối ưu hơn trong tương lai. Thực trạng sản xuất và tiêu thị cũng được Import and Export Checklist ghi nhận lại, các biểu đồ đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng lấy dữ liệu từ checklists này. Có thể thấy trong môi trường làm việc hiện đại, Import and Export Checklist góp phần không hề nhỏ trong công tác quản lý. 

Import and Export Checklist
Import and Export Checklist

CHECKLISTS QUẢN LÝ

Management Checklist là gì?

Management Checklist
Management Checklist

Management Checklist là checklists quản lý điển hình, nhìn từ góc độ của nhà quản lý, loại checklists này có thể xem là checklists tổng hợp. Management Checklists bao gồm tất cả các loại checklitst đã nêu trên, thể hiện toàn diện nhất tất cả các vấn đề của doanh nghiệp, từ việc sản xuất thực tế tại nhà máy đến các quá trình đang diễn ra tại văn phòng. Sử dụng đúng mục đích, bảo trì đúng thời điểm, ngăn chặn đúng lúc, thay mới kịp thời và thay đổi chính xác là những lợi ích "vàng" mà checklists này mang lại cho nhà quản trị. Bạn chỉ cần ngồi tại văn phòng và sử dụng thiết bị điện tử thông minh của mình để truy cập vào checklists, một doanh nghiệp thu nhỏ sẽ hiện ra. Những vấn đề như downtime, máy móc cần được bảo trì gấp, chênh lệch giữa nhập và xuất hàng hóa, thông số xử lý thải phẩm không đặt chuẩn... sẽ được báo đỏ và cảnh báo đến nhà quản lý ngay lập tức khi hệ thống phát hiện vấn đề. Điều này giúp hạn chế rất nhiều nguy cơ tai nạn trong lao động, thất thoát ngân sách công ty cũng như việc gây hại đến môi trường và đưa doanh nghiệp và tình huống nguy hiểm.  

Đối tượng sử dụng

Management Checklist là loại checklists thường được sử dụng bởi các cấp quản lý của nhà máy và doanh nghiệp. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá nhà máy có thực sự hoạt động đúng công suất và doanh nghiệp đang kinh doanh "có lời". Management Checklist cho phép quá trình này diễn ra một cácch đơn giản nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác nhờ việc liệt kê và phân cấp mức độ quan trọng cho từng tiêu chí đánh giá. 

Management Checklist
Management Checklist

Cách thức vận hành

Management Checklist cho phép nhà quản lý quan sát toàn diện các khía cạnh của doanh nghiệp từ nhà máy sản xuất đến văn phòng tiêu thụ. Ở mọi quá trình, bên cạnh nhân viên vận hành trực tiếp, nhà quản lý luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Trong công tác bảo trì; số liệu máy móc, thông báo down-time... luôn được nhân viên bảo trì cập nhật những thông số mới nhất và gửi đến nhà quản lý. Những vấn đề an toàn và quyết định thay đổi để đưa doanh nghiệp phát triển tốt hơn luôn được nhà quản lý và nhân viên an toàn bàn bạc cẩn thận và kỹ lưỡng dựa trên các kết luận đưa ra từ Safety Checklists và Managrment Checklists. Tương tự đó, vấn đề môi trường và xuất nhập khẩu doanh nghiệp cũng được Management Checklists ghi nhận nhanh chóng, chính xác, đày đủ và toàn diện nhất. Cách thức làm việc thông qua chẹklists như vậy tiết kiệm được cho nhân viên và nhà quản lý rất nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, bất kỳ vấn đề hoặc sự cố diễn ra đột xuất, thông báo an toàn đều được gửi tới nhà quản trị ngay lập tức. 

Tiết kiệm nhân lực và chi phí là những lợi ích "trực quan" nhất mà các checklists điện tử mang lại cho nhà máy và doanh nghiệp của bạn. Trong kỷ nguyên số hóa, không ứng dụng công nghệ vào sản xuất chính là một "thiệt thòi" cho doanh nghiệp. Bắt đầu quá trình số hóa bằng checklists điện tử là cách đơn giản và hiệu quả nhất, tại sao không? Tại New Ocean Information System (NOIS) cung cấp đầy đủ các gói giải pháp Checklists cho nhà máy và doanh nghiệp. Đồng thời căn cứ theo tình hình thực tế tại mỗi doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên của NOIS sẽ thiết kế Checklitsts phù hợp nhằm đem lại trải nghiệm cao nhất cho người dùng. Hãy để NOIS đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trên chặng đường "chuyển mình" này nhé! 

  • Maintenance Checklists,
  • Safety Checklists,
  • Environmental Checklist,
  • Import and Export Checklist,
  • Management Checklist