Technical Knowledge
FASF Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng

FASF Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng

Giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng và tối ưu sản xuất bền vững

Hiện nay, các vấn đề về năng lượng luôn được doanh nghiệp chú trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất hướng đến xây dựng nền kinh tế bền vững trong tương lai. Để làm được như vậy, ứng dụng hệ thống quản lý năng lượng Energy Management System (EMS) là việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thuận lợi ứng dụng hệ thống này vào môi trường làm việc chung bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài không đồng nhất gây nhiều khó khăn. Hiểu được vấn đề đó, New Ocean Information System (NOIS) đã triển khai hệ thống quản lý năng lượng trên nền tảng FASF platform Với ưu điểm dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao, EMS FASF nhanh chóng được khách hàng đón nhận! 

FASF Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng
FASF Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng

Hệ thống quản lý năng lượng là gì?

Hệ thống quản lý năng lượng hay còn được gọi là Energy Management System (EMS). Đây là một hệ thống bao gồm các mạng lưới thông tin thu thập, xử lý, giải quyết và đề xuất liên quan đến vấn đề năng lượng được sử dụng trên thiết bị điện tử thông minh. EMS thực hiện chức năng quản lý và giám sát lượng năng lượng tiêu thụ bao gồm điện, nước, ga, khí nén và các nguồn năng lượng khác tùy thuộc vào ngành sản xuất. Mục tiêu cốt lõi của việc ứng dụng hệ thống này là tiết kiệm năng lượng tối đa và đạt được hiệu suất tối ưu. 

FASF Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng
FASF Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng

Với hiệu quả kinh tế mà EMS mang lại, vượt ra khỏi lĩnh vực kinh tế, hệ thống quản lý năng lượng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Có thể kể đến: 

  • Ngành sản xuất: Cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp… 
  • Ngành xây dựng: Văn phòng, tòa nhà, cơ sở hạ tầng tư nhân, cơ sở hạ tầng công cộng… 
  • Lĩnh vực y tế: Cơ sở y tế, bệnh viện… 
  • Nhóm ngành công nghiệp nặng: Khai thác khoáng sản, sản xuất hóa chất, luyện kim… 

Trên thế giới hiện có nhiều tiêu chuẩn về quản lý năng lượng tùy theo đặc điểm quốc gia, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung của quốc tế. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến tiêu chuẩn ISO 50001 và hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Đây là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng được đề ra bởi tổ chức ISO. 

Chức năng chính của Hệ thống quản lý năng lượng

Hệ thống quản lý năng lượng với 6 chức năng chính dưới đây sẽ giúp các đơn vị ứng dụng đạt được hiệu quả kinh tế mong muốn. Đồng thời chung tay bảo vệ nguồn năng lượng, môi trường và hướng đến kinh tế bền vững. 

CHỨC NĂNG

                                                                    NỘI DUNG
 

ĐO LƯỜNG VÀ GIÁM SÁT
 

  • EMS thực hiện đo lường các chỉ số về năng lượng bao gồm điện, nước, ga, khí nén và các nguồn năng lượng khác tùy thuộc vào ngành sản xuất.
  • Tiến hành thu thập dữ liệu và cập nhật hệ thống.
  • Giám sát việc sử dụng năng lượng của máy móc, thiết bị và nhân viên phù hợp, hướng đến mục tiêu tiết kiệm.

ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA - TỐI ƯU HÓA

  • Điều khiển thiết bị, máy móc hoạt động đạt được hiệu suất tiêu chuẩn nhưng vẫn đảm bảo việc tiết kiệm năng lượng.
  • Tự động điều chỉnh thiết bị, máy móc trong môi trường thích hợp.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất, hạn chế lãng phí nguồn năng lượng.

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ

  • Lập kế hoạch và theo dõi quá trình sử dụng năng lượng.
  • Quản lý thiết bị, máy móc và hệ thống hoạt động theo đúng mục tiêu đề ra.
  • Đưa ra cảnh báo trong những trường hợp khẩn cấp.

PHÂN TÍCH VÀ BÁO CÁO
 

  • Phân tích năng lượng tiêu thụ và các thông số khác, đưa ra đánh giá và phân tích cụ thể về tình hình sử dụng năng lượng.
  • Thực hiện báo cáo chi tiết theo ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm… tùy theo mật độ doanh nghiệp yêu cầu.

ĐỀ XUẤT VÀ HỖ TRỢ
 

  • Thực hiện kiểm nghiệm ban đầu, gợi ý, đề xuất về vấn đề tiết kiệm năng lượng và tối ưu quy trình sản xuất.
  • Hỗ trợ nhà điều hành đưa ra những quyết định quan trọng có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên tình hình thực tế được EMS ghi nhận.

KẾT NỐI

  • Một doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều hệ thống và giải pháp khác nhau, EMS hoàn toàn có thể phối hợp, kết nối và hỗ trợ giúp doanh nghiệp tạo nên tổng thể hoạt động hiệu quả nhất.
  • Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, EMS còn là cơ hội giúp kết nối những tiềm lực mới cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của EMS đối với doanh nghiệp

➡ Tiết kiệm năng lượng

Một trong những mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống quản lý năng lượng đó là tiết kiệm năng lượng. Với lập trình chi tiết theo dõi việc sử dụng các nguồn năng lượng như điện, ga, khí… EMS giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa lượng năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí và tăng doanh thu. Tuy nhiên, tiết kiệm phải phù hợp với tình hình sản xuất, tiết kiệm trong bối cảnh dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động bình thường chứ không phải là tối ưu gây thiếu hụt năng lượng.

FASF Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng
FASF Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng

➡ Tối ưu hóa sản xuất

Không bảo trì máy móc, thiết bị định kỳ; hư hỏng đường dẫn năng lượng; nhân viên vận hành thực hiện sai lệch hoặc ý thức chung của người sử dụng… có nhiều lý do dẫn đến lãng phí năng lượng. Một hệ thống quản lý năng lượng đạt chuẩn sẽ giúp nhà quản lý phát hiện được những điều này kịp thời. Đề xuất ngay những giải pháp khắc phục và tiếp tục là những giải pháp giúp tối ưu quá trình sử dụng năng lượng hướng đến tối ưu hóa chi phí và quy trình sản xuất.

➡ Tuân thủ theo các chính sách của nhà nước

Các vấn đề năng lượng, môi trường và kinh tế luôn được nhà nước quan tâm bởi sự thiếu hụt năng lượng và biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng toàn cầu. Tiết kiệm năng lượng không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, điều này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của kinh tế quốc gia. Hiện nay mô hình quản lý năng lượng đang được nhà nước khuyến khích vận hành đó là Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế công bố vào năm 2011.

➡ Giảm tác động lên môi trường

Hoạt động sản xuất, kinh tế là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Sử dụng lãng phí nguồn năng lượng, đưa ra môi trường những rác thải công nghiệp chưa qua xử lý, lượng khí thải thải ra quá lớn… dần làm môi trường sinh thái bị biến đổi, hiệu ứng nhà kính đạt mức báo động. Tiết kiệm năng lượng chính là góp phần bảo vệ môi trường. “Sử dụng” luôn phải đi đôi với quá trình “chữa lành” và EMS sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện điều đó.

➡ Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường, có rất nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng EMS vào quy trình sản xuất và vận hành doanh nghiệp. Việc ứng dụng EMS giúp gia tăng giá trị hình ảnh doanh nghiệp vì môi trường, đây là cơ hội tốt giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tư vào một hệ thống quản lý năng lượng là sự đầu tư chính xác và dài lâu.

➡ Thách thức khi doanh nghiệp ứng dụng EMS

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như vậy nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng ứng dụng hệ thống quản lý năng lượng thành công. Vậy nguyên nhân do đâu và liệu có giải pháp nào để khắc phục hay không? Dưới đây là bốn nguyên nhân phổ biến nhất.

➡ Hạn chế công nghệ

Hạn chế về công nghệ là nguyên nhân dễ thấy khi nhắc đến việc ứng dụng EMS. Cách làm việc truyền thống vẫn còn tồn tại rất nhiều tại các doanh nghiệp Việt Nam, tầm nhìn định hướng phát triển chưa thật sự đề cao vấn đề công nghệ. EMS là hệ thống quản lý yêu cầu môi trường ngoại cảnh cao. Ở một số doanh nghiệp có hệ thống dây chuyền sản xuất hoạt động lâu năm, việc thu thập dữ liệu đầu vào rất khó khăn dẫn đến việc khó đạt được mức tương tích quy định. Nếu không có một hệ thống công nghệ đủ mạnh, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc triển khai và vận hành EMS.

➡ Hạn chế nguồn nhân lực

Bên cạnh hạn chế về công nghệ, hạn chế về nguồn nhân lực cũng là vấn đề rất nan giải. Trong trường hợp doanh nghiệp không có sẵn nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt buộc phải đào tạo lại hoặc tuyển mới để ứng dụng EMS. Một số hệ thống quản lý năng lượng có giao diện và cách thức vận hành rất khó sử dụng, điều này thực sự là thách thức. Nhân viên cần được đào tạo kỹ thuật và có người hỗ trợ trong suốt thời gian đầu. Thay đổi hình thức làm việc từ truyền thống sang hiện đại, dù ít hay nhiều nhân viên cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.

 

➡ Chi phí

Khi quyết định ứng dụng EMS nghĩa là doanh nghiệp của bạn đã phải xác định trước các khoản chi phí cần thiết và tất nhiên mức chi phí này là rất lớn. Dưới đây là một số khoản phí cơ bản:

Chi phí phần mềm: chi phí mua bản quyền Hệ thống quản lý năng lượng (EMS Software) và một số phần mềm trung gian khác (nếu cần)

Chi phí phần cứng: các thiết bị thu thập dữ liệu, thiết bị đo lường, thiết bị cảm biến và điều khiển, thiết bị mạng và các thiết bị điện tử thông minh

Chi phí đào tạo nhân viên: doanh nghiệp cần thêm một khoản chi phí để đào tạo nhân viên cách sử dụng và vận hành hệ thống

Ngoài ra còn một số chi phí khác như chi phí vận hành, chi phí bảo trì hệ thống định kỳ (chi phí này tùy thuộc vào chính sách từ nhà cung cấp), chi phí tích hợp (chi phí này sẽ phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp của bạn sử dụng những hệ thống khác trước đó hoặc doanh nghiệp đang nằm trong cụm doanh nghiệp, khu công nghiệp hay một chủ thể khác).

➡ Khả năng tương thích với những hệ thống khác

Doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều hệ thống song song cùng lúc miễn là các hệ thống tương thích với nhau và không gây cản trở trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Một số hệ thống phổ biến có thể kể đến như Environment Management System (EMS), Production Management, Build Management System (BMS), Data Management System (DMS)... Không phải hệ thống nào cũng tương thích và có thể kết hợp với nhau. Vì vậy trước khi quyết định ứng dụng EMS, cần có các cuộc kiểm tra, khảo sát kỹ lưỡng về tính tương thích.

Từ những khó khăn trên có thể rút ra kết luận, không phải doanh nghiệp “muốn” là có thể ứng dụng EMS thành công. Cần xem xét rất nhiều khía cạnh và nguồn lực của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp nhất. Một giải pháp giải quyết được tất cả những hạn chế về công nghệ, nguồn lực, chi phí và khả năng tương thích đó chính là Hệ thống quản lý năng lượng trên nền tảng FASF (EMS FASF) đến từ New Ocean Information System (NOIS).

Hệ thống quản lý năng lượng FASF vận hành như thế nào?

Với kinh nghiệm thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp từ quản lý đến vận hành trong hơn một thập kỷ qua, New Ocean Information System (NOIS) đủ khả năng để phát triển một giải pháp quản lý năng lượng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Hệ thống quản lý năng lượng FASF (EMS FASF) được thực hiện trên nền tảng Factory Smart Forms & Checklists (FASF) hứa hẹn sẽ làm bạn bất ngờ!

EMS FASF được phát triển với mục tiêu giải quyết những khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận với công nghệ hiện đại. Vì vậy giao diện và cách vận hành của giải pháp này rất thân thiện với người dùng. Tuy nhiên để ứng dụng EMS FASF vào quá trình sản xuất tại nhà máy và vận hành doanh nghiệp, cần có một số điều kiện nền tảng sau:

  • Xác định rõ ràng những nguồn năng lượng mà nhà máy cần để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nhằm lắp đặt thiết bị phù hợp. Nguồn năng lượng này bao gồm điện, nước, khí nén, gas, hơi nước, năng lượng nhiệt (than, khí đốt, dầu…), năng lượng tái tạo (mặt trời, gió…)...

  • Các thiết bị cảm biến và đo lường năng lượng đã được lắp đặt như cảm biến nhiệt độ, đồng hồ nước, máy đo tiêu thụ điện, đồng hồ áp suất, máy đo lưu lượng khí nén, năng lượng tái tạo thường tạo ra năng lượng trực tiếp dưới dạng điện và nhiệt nên cũng có thể đo lường bằng những thiết bị kể trên.

  • Thiết bị điện tử thông minh của người dùng chắc chắn đã được cài đặt nền tảng FASF và EMS FAFS.

  • Sẵn sàng nguồn nhân lực.

CHỨC NĂNG
 

CÁCH THỨC VẬN HÀNH

ĐO LƯỜNG VÀ GIÁM SÁT
 

1. ĐO LƯỜNG 

  • Bằng những thiết bị đo lường đã được lắp đặt trước đó, EMS FASF tiến hành thu thập thông tin dữ liệu về lượng năng lượng tiêu thụ theo thời gian thực.

  • Mỗi quy trình trong dây chuyền sản xuất có thể sử dụng một hoặc nhiều nguồn năng lượng, EMS FASF hoàn toàn có thể kiểm soát điều này, không đưa ra kết quả chồng chéo.

  • Sàng lọc dữ liệu và đẩy lên hệ thống EMS FASF.

GIÁM SÁT

  • Từ kết quả đo lường theo các mốc thời gian thực khác nhau, EMS FASF đưa ra nhận định ban đầu về việc sử dụng năng lượng tại nhà máy.

  • Tiến hành giám sát tình hình hoạt động của máy móc, thiết bị đã sử dụng năng lượng ra sao, kết quả có thể trả ra dưới dạng biểu đồ tăng trưởng để nhà quản lý dễ dàng theo dõi và nắm bắt thông qua thiết bị điện tử của mình.

ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA - TỐI ƯU HÓA

3. ĐIỀU KHIỂN

EMS FASF được lập trình có khả năng điều khiển thiết bị, máy móc hoạt động và ghi nhận chi tiết mức tiêu hao năng lượng của từng thiết bị.

4. TỰ ĐỘNG HÓA - TỐI ƯU HÓA

Kết nối điều khiển từ xa cho phép EMS FASF tự động điều chỉnh máy móc, thiết bị hoạt động theo mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Tối ưu hóa quá trình sản xuất và hạn chế lãng phí nguồn năng lượng.

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ

5. THEO DÕI

  • Để sử dụng các nguồn năng lượng hiệu quả, việc lập kế hoạch là rất cần thiết. Sau khi xác định được lượng năng lượng tiêu thụ cho một quy trình sản xuất. EMS FASF sẽ lấy đó làm dữ liệu cơ sở và đề ra kế hoạch sử dụng năng lượng cho dây chuyền sản xuất tiếp theo.

  • Bảng kế hoạch sẽ được thực hiện với thời gian và dự báo mức năng lượng tiêu hao cụ thể sau khi đã được áp dụng các công thức tiết kiệm năng lượng.

  • Lúc này nhà quản lý chỉ cần truy cập vào EMS FASF đã được cài đặt trên thiết bị của mình để theo dõi quá trình hoạt động.

6. QUẢN LÝ

  • EMS FASF thực hiện quản lý máy móc, thiết bị, dây chuyền và nguồn năng lượng tiêu hao từ đầu vào, sản xuất đến tiêu thụ và mức tiết kiệm.

  • Nhà quản lý thực hiện tác vụ quản lý thông qua thiết bị điện tử thông minh.

PHÂN TÍCH VÀ BÁO CÁO

7. PHÂN TÍCH

Với dữ liệu lớn được đưa vào hệ thống mỗi ngày, tính năng phân tích sẽ thực hiện các phép so sánh, tính toán để đưa ra kết kết luận chi tiết nhất về lượng năng lượng đã tiêu thụ, hệ thống vận hành đã tối ưu hay chưa và đang xảy ra vấn đề ở bước nào.

8. BÁO CÁO

Chỉ cần nhấn nút lệnh báo cáo trên giao diện màn hình, chọn trường nội dung và thời gian thực muốn xuất báo cáo. Dựa trên những kết quả phân tích trước đó, EMS FASF sẽ nhanh chóng xuất báo cáo dưới hình thức văn bản, bảng biểu hay biểu đồ (tùy thuộc vào nhu cầu người dùng).  

ĐỀ XUẤT VÀ HỖ TRỢ

9. ĐỀ XUẤT

Đóng vai trò như một nhân viên vận hành và hơn thế nữa, EMS FASF hiểu rõ về quy trình sản xuất và cách mà nhà máy đang sử dụng các nguồn năng lượng. Vì thế giải pháp này dễ dàng gợi ý, đề xuất những phương án hiệu quả giúp tiết kiệm năng lượng tối ưu.

HỖ TRỢ 

Từ việc đề xuất, EMS FASF hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định quan trọng cuối cùng về định hướng phát triển của nhà máy và doanh nghiệp.

KẾT NỐI
 

11. KẾT NỐI

Lập trình thân thiện với người dùng, EMS FASF cũng chú ý khả năng phát triển để có thể kết hợp cùng những hệ thống khác, tạo thành khối vận hành hoàn chỉnh và hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu kết nối cùng những hệ thống khác, kỹ sư của NOIS sẽ tiến hành nghiên cứu thực tế trước đó.

Hệ thống quản lý năng lượng FASF giải quyết được hầu hết các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi bắt đầu ứng dụng một sản phẩm công nghệ. Trong những năm tới triển vọng phát triển của EMS FASF là rất lớn. Hãy để NOIS là người bạn đồng hành đáng tin cậy với doanh nghiệp của bạn trong trong chặng đường chuyển đổi số nhé!

  • Andy Tran

    Managing Director @ NOIS Co., Ltd. | Software Development, Smart Factory Solutions, Azure Cloud and Generative AI

    View all posts

Comments (2)

  1. Phong Mai
    Tháng ba 21, 2024

    Energy Management System. Một bước cải tiến của New Ocean

  2. Hiếu
    Tháng ba 21, 2024

    Nội dung hưu ích

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *